Xuất khẩu lao động, đi du học nước ngoài là con đường được khá nhiều người Việt Nam lựa chọn, đặc biệt là xuất khẩu lao động. Vì nhiều lý do khác nhau mà các bạn trẻ đã chấp nhận lựa chọn con đường này để trang trải cho cuộc sống. Sau một vài năm, hộ có thể về nước và có đủ khả năng chi trả cho cuộc sống của họ, giúp họ cải thiện được chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, thứ mà họ đang nhìn thấy và mơ mộng thấy chỉ là bề nổi của tàng băng chìm mà thôi. Như vụ việc làm xôn xao cộng đồng mạng mới đây về clip một thanh niên người VIệt Nam bị hai thanh niên người nước ngoài dìm chết giữa phố đông người tại Nhật Bản theo nhiều nguồn tin chủ thể gây ra tội phạm là hai thanh niên người Nepan hoặc Indonesia. Vậy trong trường hợp này, pháp luật nước nào sẽ được áp dụng? Việc hung thủ tấn công và sát hại sẽ được xử lý ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau:
Thứ nhất, chúng ta cần quan tâm đến Hiệu lực pháp luật của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Nơi xảy ra vụ việc theo nhiều nguồn tin cho biết là tại Nhật bản, thông thường khi xử lý một vụ việc, địa điểm xảy ra vụ việc sẽ là nơi được ưu tiên về Thẩm quyền giải quyết. Do đó có thể thấy, trường hợp nếu xác định chủ thể gây ra tội phạm mang quốc tịch Nhật Bản thì hai quốc gia có liên quan đến vụ việc này sẽ là: Nhật Bản và Việt Nam.
Nạn nhân là nam thanh niên người VIệt mặc áo trắng đang bị hung thủ đánh đập tại sông Dotonbori Osaka- Nhật Bản.
Thứ hai, Việt Nam và Nhật Bản chưa ký kết bất cứ hiệp định hay điều ước quốc tế nào về tương trợ tư pháp do vậy khả năng vụ việc sẽ được xét xử theo pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam có quyền được cử đoàn Luật sư sang Nhật tham gia phiên tòa để đảm bảo công lý, quyền và lợi ích bị xâm phạm cho người bị hại,
Vậy nếu vụ việc trên được xét xử tại Việt Nam thì hai thanh niên gây ra án mạng này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Đối với nam thanh niên chưa xác định rõ được quốc tịch tham gia đánh nam thanh niên người VIệt Nam nếu xét xử tại Việt Nam thì tội danh là nam thanh niên này phải chịu sẽ là “Tội cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tùy vào mức độ thương tích của nạn nhân; mức hình phạt cao nhất cho tội danh này mà nam thanh người nước ngoài phải chịu sẽ là phạt tù lên đến 20 năm, tù chung thân.
Theo các nguồn tin trên báo mạng, clip được quay lại; sau khi nam thanh niên người Việt bị đẩy xuống hồ, anh đã bám được vào phao cứu sinh. Tuy nhiên, sau đó một trong hai thanh niên gây án kia đã quay lại đạp và dùng chai thủy tinh ném về phía anh. Sau đó nam thanh niên đã tuột khỏi phao cứu sinh và tử vong. Trường hợp đối với nam thanh niên quay lại đánh và dìm nam thanh niên người VIệt Nam này nếu được xét xử tại Việt Nam thì tội danh của nam thanh niên này sẽ là “Tội giết người” quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Với tội danh này, mức hình phạt cao nhất mà nam thanh niên này phải nhận có thể phải chịu là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Tùy vào tính chất, mức độ, công cụ phương tiện gây án.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc tại Osaka- Nhật Bản.
Bên cạnh đó, cũng không ít những ý kiến phản ánh những người có mặt tại hiện trường trong khi nam thanh niên người VIệt bị dìm chết lại thờ ơ chứng kiến cảnh tượng bi thảm này và họ cũng phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật do thấy chết mà không cứu. Tại Việt Nam, đối với trường hợp những người có mặt tại hiện trường mà không cứu giúp người đang gặp nguy hiểm có thể bị xử về “Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” được quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ Luật Hình Sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau:
- Những người này nhìn thấy nam thanh niên người Việt Nam
- Nam thanh niên đang trong tình trạng nguy hiểm
- Tình trạng nguy hiểm này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của nam thanh niên người Việt Nam này
- Những người này có đủ điều kiện để cứu giúp nam thanh niên này mà họ lại không cứu, thờ ơ dẫn đến thiệt hại đến tính mạng của nam thanh niên.