Tư vấn Thi hành án

Hỏi: Tôi là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp tài sản thừa kế. TAND Tp. Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử và ra bản án với nội dung buộc bị đơn phải trả cho các đồng thừa kế số tiền là 3 tỷ đồng và trả án phí cho Toà án với số tiền là 90,000,000 đồng. Tuy nhiên phía bị đơn không có tiền, không có việc làm không có thu nhập, chây ì không trả tiền. Vậy kính mong Luật sư giải đáp giúp tôi:
– Đồng thừa kế đó làm sao lấy được số tiền 3 tỷ đó?

– Toà án thu hồi án phí như thế nào?
 
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật TNHH Ánh Trọng Tín. Trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo quy định của Luật thi hành án năm 2008, Nhà nước có chính sách khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án, trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án. Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ rằng đây là bản bản án sơ thẩm hay phúc thẩm của TAND Tp. Hà Nội , do đó:
Nếu là bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn thì sẽ do cơ quan thì hành án cấp tỉnh chịu trách nhiệm cưỡng chế thi hành bản án.
Nếu là Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở thì sẽ do cơ quan thi hành án cấp huyện đảm nhiệm cưỡng chế thi hành án.
Để đảm bảo quyền lợi của người được thi hành án thì trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
“1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.”
Cơ quan thi hành án có các biện pháp để bảo đảm việc thi hành án như:
–  Phong toả tài khoản;

–  Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
–  Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. 
Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ sử dụng đến các biện pháp thi hành án như:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Sau khi thực hiện các biện pháo cưỡng chế số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án được thanh toán theo thứ tự như sau:
– Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần;
– Án phí;
– Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới

Hotline: 0824096999 hoặc gửi vào Email: vplsanhtrongtin@gmail.com để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng.