Tư vấn luật hôn nhân và gia đình

Xoay quanh những câu chuyện hôn nhân và gia đình. Đặc biệt sau khi ly hôn có rất nhiều khách hàng gọi đến Luật Ánh Trọng Tín nhờ tư vấn.
Sau đây Luật Ánh Trọng Tín xin chia sẻ một số câu chuyện pháp luật cho độc giả hiểu thêm về luật hôn nhân và gia đình.

Câu chuyện 1

Chồng mua nhà cho bồ đứng tên sổ đỏ, Vợ có đòi lại được không.


Đầu dây bên kia giọng người phụ nữ nấc lên từng cơn.

Vừa nghẹn ngào vừa hối hả hỏi:

“ Chào Luật Sư.

Anh chị cho em hỏi chồng em có người khác ở ngoài mấy năm nay.

Nay lại mua nhà riêng cho cô ấy, vậy em có đòi lại được không ạ”

Luật Sư tư vấn.
Khoản 1 định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.

Trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng trước khi cưới, hoặc được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Căn cứ quy định nêu trên, do vợ chồng chị chưa ly hôn.

Căn nhà mua tặng nhân tình có nguồn gốc từ tiền lương của chồng chị.

Anh chị vẫn chưa ly hôn thì đây là tài sản chung của vợ chồng.

Chị có thể ra tòa kiện đòi lại căn nhà.

– Trường hợp giấy chứng nhận của căn nhà này đứng tên chồng chị.

Thì căn nhà vẫn là tài sản của vợ chồng chị, chị có quyền đòi lại.

– Nếu Giấy chứng nhận của căn nhà này đứng tên tình nhân của chồng chị thì việc đòi lại căn nhà này sẽ khó khăn hơn.

Để lấy lại được căn nhà này theo đúng pháp luật. Chị phải có được các chứng cứ xác minh.

Chứng minh được nguồn gốc mua căn nhà là của chồng chị như lời khai, tin nhắn, ghi âm.

Hay văn bản hay xác nhận chuyển tiền từ chồng, như thông tin chuyển khoản, sao kê của ngân hàng từ tài khoản của chồng chị cho tình nhân…

Khi có được các chứng cứ nêu trên mà chị không thương lượng để đòi lại được.  Thì có thể kiện ra Tòa án để đòi lại căn nhà này.

 

Câu chuyện 2.

Quyền nuôi con sau ly hôn.

Khách hàng hỏi Luật Sư.

“ Vợ chồng em đang chuẩn bị ly hôn. Nhưng em muốn được quyền nuôi cả 2 con sau khi ly hôn có được không ạ”

Luật Sư tư vấn:

  • Căn cứ vào quy định Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom.  Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn được như sau:

– Con dưới 36 tháng tuổi thì quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi.

Nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái.

– Con trên 7 tuổi: Phải hỏi ý kiến của con, có ý nghĩa rất quan trọng.

Tuy nhiên nếu người con chọn không có đủ điều kiện tối thiểu để nuôi con thì khi giao con.

– Con 18 tuổi không đặt ra vấn đề nuôi dưỡng vì đã là người thành niên.

Nếu con mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự: cha mẹ. Người giám hộ do thỏa thuận hay chỉ định.

Căn cứ để tòa án quyết định con ở với bố hay với mẹ là. Căn cứ các điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần sau đây:

– Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…

Các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

– Điều kiện về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con. Tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay.

Điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn, … của cha mẹ.

Vì vậy bạn muốn được quyền nuôi cả 2 con.

Thì bạn phải chứng minh khả năng về kinh tế và chăm sóc các con vượt hơn chồng bạn.

 

Câu chuyện thứ 3.

Vấn đề chia tài sản thừa kế sau ly hôn.

Khách hàng: “ Thưa Luật Sư, Khi lấy chồng bố mẹ đẻ em có cho em một căn nhà thừa kế.

Vậy ly hôn em có phải chia tài sản căn nhà đó cho chồng em không ạ”

Luật Sư tư vấn:

Đầu tiên, cần xác định tài sản thừa kế là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Hay tài sản chung của vợ chồng vì đối với mỗi loại tài sản cách chia tài sản khi ly hôn là khác nhau.

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Về tài sản riêng của vợ chồng thì tài sản thừa kế riêng.

Được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân của mỗi bên vợ chồng sẽ là tài sản riêng của người đó.

Trừ trường hợp vợ chồng có văn bản thỏa tài sản riêng của vợ chồng.

Đối chiếu với quy định nêu trên cho thấy.

Khi xác định tài sản thừa kế sau hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng thì có thể xảy ra các trường hợp sau:

Nếu tài sản thừa kế là tài sản vợ chồng được thừa kế riêng.

Và hai vợ chồng không có thỏa thuận về việc hợp nhất khối tài sản này thành tài sản chung thì tài sản đó vẫn là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được quy định.

Tại Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Do đó, nếu được xác định là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản thừa kế này không phải chia khi ly hôn.

Nếu tài sản thừa kế là tài sản được thừa kế chung vợ chồng hoặc là tài sản được thừa kế riêng.

Nhưng vợ chồng có văn bản thỏa thuận.

Về việc hợp nhất khối tài sản này thành tài sản chung. Thì phần tài sản này sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

Và khi vợ chồng ly hôn. về nguyên tắc cần phân chia tài sản chung đó theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định tài sản thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng.

Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn hay không sẽ phụ thuộc vào bản chất của nó và thỏa thuận của vợ chồng.

Sau khi đã xác định được tài sản thừa kế là tài sản chung.

Hay tài sản riêng của vợ chồng thì áp dụng nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn theo quy định như sau:

Đối với tài sản thừa kế là tài sản riêng của vợ chồng.

Tài sản thừa kế sẽ không phải chia khi ly hôn.

Mà thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng (theo khoản 4 Điều 9 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014).

Trong trường hợp tài sản thừa kế được xác định là tài sản chung.

Thì về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận với nhau về phân chia tài sản.

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được chia tài sản chung.

Thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản sau khi ly hôn.