Góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp đang hiện hữu đang là một hình thức đầu tư phổ biến. Đứng từ góc nhìn của bên mua, quy trình góp vốn, mua cổ phần theo thông lệ chung thường bao gồm bảy bước sau:
Bước 1: Chọn lựa công ty mục tiêu
Bước này chủ yếu là những đánh giá đầu tiên về các công ty mục tiêu và bên bán, về nhu cầu bán, sự phù hợp giữa hoạt động chính của công ty mục tiêu và kế hoạch bên mua. Khi hoàn tất qá trình này, bên mua sẽ có một danh sách rút gọn các công ty mục tiêu tiềm năng.
Bước 2: Thư ngỏ
Bên mua sẽ gửi thư ngỏ đến công ty mục tiêu hoặc bên bán để thực hiện thiện chí và mong muốn thực hiện giao dịch góp vốn mua cổ phần. Thư ngỏ không phải là một hợp đồng hay thoả thuận có tính rang buộc mà chỉ ghi nhận những gì dự kiến sẽ được thực hiện trong giao dịch hoặc cấu trúc ban đầu giao dịch.
Bước 3: Điều tra chi tiết
Để nắm được thong tin chi tiết về bên bán, bên mua sẽ mời bên tư vấn, luật sư, kế toán…xem xét toàn bộ tài liệu về công ty mục tiêu để đưa ra những đánh giá toàn diện, thấu đáo về công ty mục tiêu như những vấn đề pháp lý, tài chính, lao động, tài sản, đất đai, môi trường,…
Bước 4: Thương lượng và ký kết hợp đồng mua bán
Trên cơ sở các thong tin có được từ hoạt động thẩm tra chi tiết, các bên sẽ thảo luận các nội dung của hợp đồng mua bán, giai đoạn này thông thường rất tốn thời gian và dễ dẫn đến đổ vỡ giao dịch. Viêc thương lượng thành công sẽ dẫn đến việc ký kết hợp đồng mua bán.
Bước 5: Xin phê chuẩn và chủ trương
Thông thường, một giao dịch góp vốn, mua cổ phần sẽ phải xin phê chuẩn nội bộ và phê chuẩn từ bên ngoài. Phê chuẩn nội bộ là phê chuẩn từ các cổ đông/thành viên. Phê chuẩn từ bên ngoài là thường từ các cơ quan nhà nước như cơ quan quản lý cạnh tranh, uỷ ban chứng khoán, cơ quan đăng ký kinh doanh, đầu tư.
Bước 6: Nộp hồ sơ đăng ký giao dịch
Khi đã được chấp thuận về mặt chủ trương của các cổ đông/thành viên và các cơ quan nhà nước, hồ sơ hoàn chỉnh sẽ được trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ban hành quyết định chính thức (bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư sửa đổi ghi nhận giao dịch góp vốn, mua cổ phần đó).
Theo luật đầu tư 2014, khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hoặc việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài cần có được sự chấp thuận từ cơ quan đăng ký đầu tư về việc mua cổ phần, phần vốn góp đó.
Bước 7: Hoàn tất giao dịch
Sauk hi có được các phê chuẩn cần thiết để nhà đầu tư được coi là thành viên góp vốn hoặc cổ đông của công ty mục tiêu, các bên sẽ phải gặp gỡ để xác nhận hoàn tất giao dịch hoặc thống nhất những việc cần tiếp tục thực hiện sau khi hoàn tất giao dịch.
Trên đây là quy trình thường gặp trong một giao dịch góp vốn, mua cổ phần. Tất nhiên, một giao dịch góp vốn, mua cổ phần cụ thể không bắt buộc phải trải qua đủ bảy bước mà có thể rút ngắn hoặc chia nhỏ thành nhều bước hơn, tuỳ thoả thuận của các bên.
Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Hotline: 0824096999 hoặc gửi vào Email: vplsanhtrongtin@gmail.com để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng.