Hỏi: Xin chào các anh chị luật sư. Tôi muốn hợp tác làm ăn với 3 người nữa để mở nhà phân phối, hình thức góp vốn bằng tiền mặt. Mong các anh chị luật sư tư vấn cho tôi về cơ sở pháp lý, quy trình thủ tục để thành lập nhà phân phối. Xin chân thành cảm ơn!”
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật TNHH Ánh Trọng Tín. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi nghiên cứu và đưa ra hướng trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý: Nghị định 43/2010/NĐ-CP
1. Nhà phân phối là gì?
Nhà phân phối là đơn vị trung gian giúp kết nối các sản phẩm của công ty đến đại lý và người tiêu dùng. Có thể hiểu đại khái nhà phân phối là đơn vị mua hàng từ công ty sản xuất. Sau đó trữ hàng trong kho bán lại cho các đại lý hoặc những nhà phân phối nhỏ lẻ hơn.
Trong một số trường hợp nếu không được quản lý chặt chẽ. Các nhà phân phối độc lập có thể nâng giá bán. Hoặc thậm chí là liên kết làm giá và nhiều khi doanh nghiệp sản xuất cũng không thể can thiệp nổi.
Về hình thức phân phối, một phần sản phẩm/dịch vụ được doanh nghiệp sản xuất trực tiếp đưa đến tận tay người tiêu dùng. Một phần còn lại được sự kết hợp giữa hệ thống phân phối cấp 1 của doanh nghiệp sản xuất với hệ thống trung gian và bán lẻ.
Nhưng hình thức phân phối phổ biến nhất đó là doanh nghiệp bán hàng hóa cho một hệ thống phân phối. Và điều hệ trọng là họ lại không trực thuộc doanh nghiệp mình.
2. Nội dung tư vấn
Đại lý của anh/ chị chỉ có 4 người nên có thể được đăng ký dưới hình thức: Đăng ký kinh doanh đối với đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 về đăng ký doanh nghiệp thì: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Về thủ tục đăng ký: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân quận nơi anh/ chị có hộ khẩu
3. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Số vốn kinh doanh;
– Số lao động;
– Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực.
02 bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).
Số lượng hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể: 01 bộ.
Thẩm quyền tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể
Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đặt trụ sở chính.
Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
4. Điều kiện trở thành nhà phân phối
Các nhà phân phối cần phải có đủ năng lực và khả năng tài chính để giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho hàng hoá, hay cũng có thể là các vấn đề về công nợ trên thị trường. … Thì bắt buộc đơn vị nhà phân phối đó phải có đơn vị bán hàng riêng biệt và chỉ thực hiện phục vụ riêng cho lợi ích của doanh nghiệp đó.
– Không mâu thuẫn quyền lợi
Lý tưởng nhất là doanh nghiệp tuyển chọn được nhà phân phối độc quyền. Tức là đơn vị chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm cho riêng một nhà sản xuất. Nếu không thiết lập được nhà phân phối độc quyền. Doanh nghiệp sản xuất có thể chấp nhận để nhà phân phối kinh doanh những sản phẩm khác. Nhưng miễn sao không phải là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình.
– Có khả năng về tài chính
Nhà phân phối cần phải có khả năng tài chính đủ để đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho hàng hoá, công nợ trên thị trường. Đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho việc phân phối. Bao gồm: Kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc quản lý, nhân sự,…
– Có kinh nghiệm phân phối hàng hóa
Để cung cấp sản phẩm ra thị trường thuận lợi và hiệu quả các đơn vị sản xuất nên chọn những nhà phân phối đã có kinh nghiệm kinh doanh. Hoặc họ phải phân phối hàng hoá trong cùng lĩnh vực với mình. Bởi những kiến thức và các mối quan hệ với hệ thống phân phối hàng, với hệ thống quản lý của địa phương chính là thế mạnh của nhà phân phối. Mà trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp sản xuất cần tận dụng và dựa vào.
– Bộ phận phân phối độc lập
Khi các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ lương và tiền thưởng cho nhân viên bán hàng. Thì nhất thiết nhà phân phối phải có bộ phận bán hàng riêng biệt. Chỉ phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp sản xuất. Dù là có thêm việc quản lý và sử dụng kho bãi có thể chung với các mặt hàng của các công ty khác. Nhưng công việc phân phối phải riêng biệt. Bộ phận phân phối này phải được theo dõi bằng hệ thống quản lý và báo cáo riêng để đạt được hiệu quả cao nhất.
– Có khả năng hậu cần
Nhà phân phối cần phải thiết lập được hệ thống giao nhận từ các kho của mình đến tất cả những cửa hàng trong khu vực được chỉ định. Hàng hoá phải được giao theo đúng thời hạn quy định. Một số doanh nghiệp sản xuất còn đưa ra yêu cầu nhà phân phối phải có khả năng chuyên chở hàng hoá từ kho của đơn vị sản xuất.
– Có kho chứa hàng
Nhà phân phối phải có kho bãi đủ để chứa hàng. Bảo đảm không để thiếu hụt hay thất thoát hàng hóa trong bất kỳ trường hợp nào. Độ lớn của kho hàng phụ thuộc vào tốc độ luôn chuyển của hàng hoá, quy mô của nhà phân phối đó. Đặc biệt là tần suất đặt hàng của nhà phân phối với doanh nghiệp sản xuất, thời gian giao hàng.
– Phải có khả năng điều hành và quản lý
Nhà phân phối phải điều hành, quản lý được các bộ phận hỗ trợ cho phân phối. Bao gồm: Kế toán, hậu cần, tin học,… một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Nhà phân phối cũng phải có hệ thống thông tin và tin học quản lý đủ mạnh. Nhằm đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất về phương thức đặt hàng. Hoặc thống kê, báo cáo số liệu báo cáo bán hàng và tồn kho.
– Phải có khả năng điều hành và quản lý
– Tư cách pháp nhân tốt
Nhà phân phối phải là một pháp nhân theo Luật pháp Việt Nam. Có chức năng phân phối hàng hoá. Đối với các mặt hàng kinh doanh đặc biệt, có quy định riêng của Nhà nước. Buộc nhà phân phối còn phải đáp ứng đủ các yêu cầu hoặc quy định này.
– Luôn nhiệt tình và có tinh thần hợp tác
Cuối cùng, các doanh nghiệp sẽ tuyển chọn nhà phân phối cho mình dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó sự nhiệt tình và tinh thần hợp tác trong việc triển khai mọi chính sách phân phối của doanh nghiệp sản xuất. Đây cũng là một tiêu chí chọn lựa quan trọng mà các nhà sản xuất đều quan tâm trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối cho doanh nghiệp mình.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Hotline: 0824096999 hoặc gửi vào Email: vplsanhtrongtin@gmail.com để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!