Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm

  • Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền được quy định trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, các nghị định, thông tư hướng dẫn cũng như trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền được chia làm ba giai đoạn
  • Giai đoạn 1: Trước khi nộp hồ sơ đăng ký

Trong giai đoạn này điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý đó là Lựa chọn nhóm ngành sản phẩm dịch vụ và Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu.

+ Phân loại sản phẩm/ dịch vụ: Đặc thù của việc đăng ký nhãn hiệu đó là nhãn hiệu luôn gắn liền với các sản phẩm/ dịch vụ đăng ký. Phân loại sản phẩm tại đây

+ Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu: Đây là thủ tục không bắt buộc nhưng luôn được khuyến khích thực hiện. Việc tra cứu có thể sử dụng công cụ tra cứu nhãn hiệu trực tuyến:

  • Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

+ Chuẩn bị hồ sơ:

– 05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký độc quyền.

– Thông tin của người nộp đơn (chủ sở hữu nhãn hiệu)

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

– Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu.

+ Nộp hồ sơ.

– Nộp trực tiếp tại Cục SHTT Hà Nội

– Nộp qua các văn phòng đại diện của cục SHTT

– Nộp qua đường bưu điện tới Cục SHTT

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến

  • Giai đoạn 3: Nhận kết quả hồ sơ đăng ký

Sau khi nôp đơn thì đơn đăng ký nhãn hiệu Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ tiến hành thẩm định đơn và trả kết quả cho người nộp đơn sau khi kết thúc quy trình này.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.