Theo quy định của pháp luật điều kiện để cấp phép xậy dựng năm 2021

  1. Căn cứ pháp lý

– Luật xây dựng năm 2014 (sửa đổi bổ sung 2020)

– Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

  1. Nội dung

Khi muốn xây dựng nhà cửa, công trình… cần có giấy phép xây dựng đó là một trong những giấy tờ cần thiết của các tổ chức, cá nhân để xây dựng được phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Việc xin cấp phép xây dựng nhằm đảm bảo cho chủ đầu tư thực hiện việc xây dựng một cách nhanh chóng, thuận lợi đúng quy hoạch và đúng pháp luật. Hiện nay, một số tổ chức, cá nhân vẫn chưa nắm rõ được hết một số quy định mới đối với việc cấp phép xây dựng. Công ty Luật TNHH Ánh Trọng Tín xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất về các điều kiện cấp giấy phép xây dựng:

Căn cứ theo Điều 93 Luật xây dựng năm 2014 (sửa đổi năm 2020) thì điều kiện chung để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị như sau:

  1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
  2. a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
  3. b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
  4. c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
  5. d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
  6. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  7. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

Như vậy, khi cá nhân có nhu cầu xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thì cần phải có giấy phép xây cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng trong đô thị

Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật xây dựng năm 2014 (sủa đổi năm 2020) thì điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị như sau:

  1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
  3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
  4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
  5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này.
  6. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
  7. Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
  8. Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.

Như vậy,  muốn xây dựng nhà ở hay bất kỳ công trình xây dựng nào phải đảm bảo đủ các điều kiện về các cấp phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Người yêu cầu giấy phép xây dựng cần làm phải làm hồ sơ và nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 15/2016/BXD quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như sau:

  1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều này căn cứ các Điều kiện quy định tại các Điều 91, 92, 93, 94 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi năm 2020) để xem xét cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Quy trình cấp, Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi năm 2020).
  2. Thẩm quyền cấp, Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng:
  3. a) Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt;
  4. b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;
  5. c) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, d Khoản này;
  6. d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Ban quản lý các khu đô thị cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này, trừ các công trình nêu tại Điểm a Khoản này.
  7. Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
  8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới cấp không đúng quy định.
  9. Trường hợp đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án mà dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan thực hiện cấp giấy phép xây dựng công trình cấp cao nhất có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại thuộc dự án.
  10. Giấy phép xây dựng mới; cải tạo, sửa chữa; di dời; giấy phép xây dựng có thời hạn theo mẫu tại Phụ lục số 4 Thông tư này

Lưu ý: Trong trường hợp dự án xây dựng có nhiều loại khác nhau, người đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng cần làm đầy đủ hồ sơ khi đó cơ quan thực hiện cấp giấy phép xây dựng công trình cấp cao nhất có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại thuộc dự án đó.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Ánh Trọng Tín qua tổng đài 0977376931 hoặc E-mail: vplsanhtrongtin@gmail.com