Công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng. Việc công chứng các giao dịch về bất động sản mang lại lợi ích cho các bên không chỉ về pháp lý mà còn về kinh tế, thương mại, hạn chế được những ảnh hưởng, thậm chí là phá sản do những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại tiềm ẩn những rủi ro do không được công chứng. Dưới đây là một số các loại hợp đồng buộc phải công chứng.
1.Hợp đồng mua bán nhà ở
– Trừ các trường hợp quy định ở khoản 2 Điều 122: mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Căn cứ: Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật dân sự 2015.
2. Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản
– Là sự thỏa thuận, theo đó, bên tặng cho giao tài sản là bất động sản và chuyển quyền sở hữu tài sản là bất động sản đó cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
– Trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Căn cứ: Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015
3. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một dạng của hợp đồng tặng cho tài sản. Do tài sản trong hợp đồng này là quyền sử dụng đất đây là loại tài sản đặc biệt, vì thế việc thực hiện được pháp luật quy định chặt chẽ hơn nhiều so với việc tặng cho các loại tài sản thông thường khác.
Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
4. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
– Trừ trường hợp: Góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức.
Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014
5. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
– Hợp đồng này khi được thực hiện giữa các cá nhân với nhau thì buộc phải công chứng. Trừ trường hợp góp vốn bằng nhà ở với một bên là tổ chức thì hợp đồng góp vốn bằng nhà ở không cần công chứng. Nên công chứng hợp đồng để phòng trừ rủi ro sau này.
Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
6. Hợp đồng thế chấp nhà ở
Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014
7. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
8. Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại
Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014
9. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Trừ trường hợp: Một bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản.
Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
10. Hợp đồng trao đổi tài sản
Là sự thỏa thuận, theo đó, các bên giao tài sản và chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho nhau.
Căn cứ: Khoản 2 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015
Như vậy các loại hợp đồng, giao dịch nêu trên bắt buộc phải thực hiện công chứng. Nếu bạn không thực hiện công chứng, hợp đồng đó sẽ không có ý nghĩa, và có thể sẽ bị vô hiệu hóa.
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Ánh Trọng Tín
Địa chỉ: Số 14, Ngõ Cầu Dậu, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
ĐT: 0824096999; Email: vplsanhtrongtin@gmail.com
Website: https://luatanhtrongtin.com/lien-he/