Luật hình sự

(Hình sự)

  1. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định chế tài xử lý như thế nào khi người bị bệnh tâm thần phạm tội?

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ trọng án do người tâm thần gây ra làm hoang mang dư luận, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp hiệu quả nào để ngăn chặn tình trạng này.

Những nghi phạm gây án mạng có dấu hiệu của bệnh tâm thần, cơ quan điều tra sẽ tiến hành đưa nghi phạm đi giám định. Trong trường hợp cơ quan giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình tại thời điểm họ gây án thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện (Điều 21 BLHS 2015). Trong trường hợp, cơ quan giám định xác định đối tượng chỉ mắc bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, đối tượng vẫn bị xử lý hình sự nhưng sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ do mắc bệnh (Điểm q khoản 1 Điều 51 BLHS 2015).

Dư luận nhiều lần cảnh báo về tình trạng người tâm thần gây án nhưng những vụ án bi thảm vẫn cứ tái diễn, một phần xuất phát từ việc quản lý lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ của địa phương và gia đình người bệnh. Pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc bắt buộc cách ly người bị bệnh tâm thần với cộng đồng khi người đó chưa thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các bệnh viện chỉ tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân bị tâm thần ở giai đoạn cấp tính. Sau khi điều trị, bác sĩ giám định lại thấy sức khỏe , tinh thần họ ổn định, không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội thì cho họ về với gia đình hoặc gia đình muốn đưa người bệnh về thì bệnh viện cũng sẽ cho về.

Pháp luật nước ta cũng như một số nước trên thế giới đều quy định: chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự). Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Một người mắc bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi phạm tội họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng họ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Đối với người lúc thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh tâm thần nhưng sau khi phạm tội và trước khi toà kết án mà họ lại mắc bệnh tâm thần tới mức không nhận thức được hành vi của mình thì họ cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, nhưng sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự (Khoản 2 Điều 49 BLHS 2015).

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi người mắc bệnh tâm thần phạm tội?

Qua thực tế, có thể thấy các vụ án thủ phạm là người tâm thần hoặc có biểu hiện tâm thần đều gây hậu quả nghiêm trọng. Và đa phần, các nạn nhân, gia đình bị hại và gia đình bị can đều biết rõ tình trạng bệnh của người thân mình. Nhưng nhiều người quá chủ quan hoặc chưa có biện pháp đối phó hợp lý.

Người tâm thần giết người gây ra những tác động xã hội nặng nề. Hệ lụy từ những vụ án do người tâm thần gây ra đều nằm ngoài mối quan hệ hung thủ – nạn nhân.

Theo qui định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 đang có hiệu lực thi hành thì một người chỉ được công nhận là mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất năng lực hành vi chỉ khi và sau khi có quyết định hoặc bản án của Tòa án Nhân dân có thẩm quyền tuyên bố về điều này. Khi đó, cha, mẹ, vợ (hoặc chồng), con của người đó sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên” theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015). Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú có trách nhiệm cử hoặc đề nghị người giám hộ.

Nếu một người được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là mắc bệnh tâm thần thì khi bệnh nhân thực hiện hành vi phạm tội, người giám hộ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mắc bệnh gây ra nếu không chứng mình được mình không có lỗi (khoản 3 Điều 586 BLDS)

 

  1. Nói xấu, bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác trên mạng xã hội (Dân sự)

Nói xấu, bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội, với cách cư dân mạng hay gọi là “bóc phốt” xảy ra ngày càng nhiều và để lại những hậu quả khó lường. Mạng xã hội là ảo, nhưng những tác động của nó đến con người là thực. Hàng loạt án mạng xảy ra do xích mích trên mạng xã hội đã để lại nhữngbài học đau lòng và hoòi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội. Phương thức xử lý vấn nạn bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Pháp luật Việt Nam hiện nay có quy định về hình thức xừ lý như sau:

Hình thức xử phạt hành chính, căn cứ Điều 101, 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyên điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, người vi phạm bị phạt tiền từ 02 triệu đến tối đa là 70 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung và thực hiện biện pháp bồi thường hậu quả.

Ngoài xử phạt hành chính, các đối tượng bắt nạt qua mạng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” hoặc “Tội vu khống” theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau: Với tội làm nhục người khác, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Với tội vu khống, bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề.

  1. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần (Doanh nghiệp )
  2. Lưu ý trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần

– Điều kiện thành lập công ty cổ phần

– Cách đặt tên Công ty cổ phần

– Hướng dẫn về địa chỉ trụ sở của Công ty cổ phần (Chọn địa chỉ trụ sở, địa điểm hoạt động (nếu có), các đơn vị trực thuộc (nếu có)

– Hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần (các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, các ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề)

– Hướng dẫn về vốn điều lệ của Công ty cổ phần

  1. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký)

– Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập)

– Danh sách cổ đông sáng lập

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:

  1. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (chứng thực)
  2. Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:

+ Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 4.1 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 96 Luật Doanh nghiệp).

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề

– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

  1. Trình tự thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần:

– Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định

– Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

+ Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.

+  Nộp hồ sơ tại quầy, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.

+ Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

– Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp:

+ Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ chưa hợp lệ)

+ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ hợp lệ)

– Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).

  1. Cách thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần:

– Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

– Đăng ký thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

  1. Cơ quan tiến hành thủ tục thành lập công ty cổ phần

– Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư

  1. Thủ tục sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Bố cáo thành lập công ty cổ phần: Đăng trên cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp

– Kê khai thuế: lập hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quận (nơi doanh nghiệp có trụ sở chính).

– In hoá đơn.

– Hàng tháng, hàng quý, hàng năm kê khai và nộp thuế môn bài và nộp các loại thuế khác theo quy định của pháp luật thuế.

  1. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên
  2. Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Để có thể mở công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, bạn cần đáp ứng được các điều kiện chung mà pháp luật quy định về:

Đặt tên công ty

Địa chỉ trụ sở công ty

Ngành nghề kinh doanh

Vốn điều lệ

Ngoài những điều kiện chung nêu trên thì đối với loại hình này cũng có điều kiện riêng về số lượng thành viên mà bạn phải đáp ứng được: Có tối thiểu 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

  1. Hồ sơ thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở

– Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);

– Danh sách thành viên;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân

– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có)

  1. Các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp và chờ nhận kết quả

Doanh nghiệp sẽ có 02 cách để tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên.

Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư.

Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Nếu toàn bộ giấy tờ hợp lệ, trong thời gian 3 ngày kể từ khi tiếp nhận, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do phòng đăng ký kinh doanh cấp.

Ngược lại, sai sót bị từ chối, thông báo sẽ được gửi tới người thành lập bởi phòng ĐKKD.

Cách 2: Nộp qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp tiến hành nộp thông qua mạng điện tử https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn. Trong trường hợp này, người nộp phải có tài khoản đăng ký kinh doanh được chấp nhận của Sở kế hoạch đầu tư để thực hiện nộp qua mạng (đăng ký tài khoản qua mạng điện tử).

Sau khi nộp xong, công ty sẽ nhận được giấy biên nhận về việc tiếp nhận. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và gửi thông báo hợp lệ (nếu giấy tờ đầy đủ và chính xác). Lúc này, công ty sẽ nộp hồ sơ bằng bản giấy kèm theo thông báo hợp lệ và giấy biên nhận trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

  1. Lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước

– Lệ phí khi nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Phòng ĐKKD: 100.000 VNĐ (Nếu doanh nghiệp bạn tại Hà Nội sẽ được ưu tiên miễn loại phi này). Với cách đăng ký qua mạng điện tử, doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí 100% (theo thông tư 130/2017/TT-BTC).

– Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 VNĐ.

  1. Sau đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên cần làm gì?

– Tiến hành mở tài khoản ngân hàng và thông báo thay đổi thông tin thuế đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Thông tin thuế sẽ gồm thông tin của kế toán và tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

– Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

– Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT.

– Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng, quý, năm.

  1. 5. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên
  2. Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Để có thể mở công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, bạn cần đáp ứng được các điều kiện chung mà pháp luật quy định về:

Đặt tên công ty

Địa chỉ trụ sở công ty

Ngành nghề kinh doanh

Vốn điều lệ

  1. Hồ sơ thành lập công ty tnhh 1 thành viên

– Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên;

– Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân

– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có)

  1. Các bước thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp và chờ nhận kết quả

Doanh nghiệp sẽ có 02 cách để tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư.

Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Nếu toàn bộ giấy tờ hợp lệ, trong thời gian 3 ngày kể từ khi tiếp nhận, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do phòng đăng ký kinh doanh cấp.

Ngược lại, sai sót bị từ chối, thông báo sẽ được gửi tới người thành lập bởi phòng ĐKKD.

Cách 2: Nộp qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp tiến hành nộp thông qua mạng điện tử https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn. Trong trường hợp này, người nộp phải có tài khoản đăng ký kinh doanh được chấp nhận của Sở kế hoạch đầu tư để thực hiện nộp qua mạng (đăng ký tài khoản qua mạng điện tử).

Sau khi nộp xong, công ty sẽ nhận được giấy biên nhận về việc tiếp nhận. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và gửi thông báo hợp lệ (nếu giấy tờ đầy đủ và chính xác). Lúc này, công ty sẽ nộp hồ sơ bằng bản giấy kèm theo thông báo hợp lệ và giấy biên nhận trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

  1. Lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước

– Lệ phí khi nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Phòng ĐKKD: 100.000 VNĐ (Nếu doanh nghiệp bạn tại Hà Nội sẽ được ưu tiên miễn loại phi này). Với cách đăng ký qua mạng điện tử, doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí 100% (theo thông tư 130/2017/TT-BTC).

– Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 VNĐ.

  1. Sau đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cần làm gì?

– Tiến hành mở tài khoản ngân hàng và thông báo thay đổi thông tin thuế đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Thông tin thuế sẽ gồm thông tin của kế toán và tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

– Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

– Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT.

– Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng, quý, năm.

  1. Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn

Khi thuận tình ly hôn, Nhà nước và xã hội khuyến khích hòa giải ở cơ sở. Nếu hòa giải ở cơ sở không thành thì sau khi thụ lý đơn thuận tình ly hôn, sẽ tiến hành thủ tục hòa giải ở Tòa án theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nếu hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản, hòa giải thành nếu cả hai vợ chồng bạn không thay đổi ý kiến thì Tòa án quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không mở phiên Tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau:

– Hai bên đã tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không phân chia tài sản.

– Hai bên đã tự thỏa thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con.

– Sự thỏa thuận của hai vợ chồng trong từng trường hợp cụ thể này là đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Trong trường hợp hai vợ chồng đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn). Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn.

– Cơ quan giải quyết ly hôn thuận tình:

+ Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của một trong hai bên;

+ Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

– Hồ sơ yêu cầu ly hôn thuận tình:

+ Đơn xin ly hôn thuận tình (theo mẫu: Đơn ly hôn thuận tình);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ CMND và hộ khẩu; Nếu chồng bạn đã mất chứng minh nhân dân và không có sổ hộ khẩu thì chồng bạn cần xin xác nhận từ phía công an xã, phường nơi chồng bạn cư trú về việc mất giấy tờ và xin xác nhận chồng bạn có cư trú tại địa phương.

+ Giấy khai sinh các con (nếu đã có con);

– Các bước tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu/khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;

+ Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

+ Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

+ Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật để xem xét ra Quyết định công nhận ly hôn.

– Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình: Từ 01 đến 02 tháng.

– Án phí: 300.000 đồng/vụ việc nếu không có tranh chấp về tài sản. Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn đối với người nước ngoài thực hiện như thế nào thì đúng luật?

  1. TƯ VẤN LĨNH VỰC HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Với nhiều năm hoạt động trong ngành, Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn luật hôn nhân và gia đình nhanh chóng, giúp bạn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong pháp luật, giải quyết các vấn đề hôn nhân gia đình cho khách hàng một cách tối ưu.

Bằng đội ngũ luật sư tận tình và giàu kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi mang đến quý khách hàng 3 mảng dịch vụ chính liên quan đến Luật hôn nhân gia đình, bao gồm: tư vấn, giải quyết tranh chấp và tranh tụng tại Tòa.

1.1. Tư vấn luật hôn nhân và gia đình:

Đến với Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín, quý khách sẽ được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến những quy định của pháp luật về:

  • Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn, kết hôn với người nước ngoài, việt kiều.
  • Tư vấn thủ tục ly hôn: ly hôn đồng thuận, ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài.
  • Tư vấn các căn cứ cho ly hôn, hủy hết hôn trái pháp luật.
  • Tư vấn về quyền nuôi con, quyền nhận con nuôi.
  • Tư vấn các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản.
  • Tư vấn thủ tục xác nhận tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tư vấn về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, cho cha mẹ.

Và các vấn đề khác liên quan đến Luật hôn nhân gia đình.

1.2. Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình:

  • Tranh chấp tài sản khi ly hôn.
  • Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  • Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
  • Tranh chấp về cấp dưỡng khi ly hôn và sau ly hôn.
  • Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
  • Yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài.
  • Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

Những vấn đề tranh chấp luôn được chúng tôi ưu tiên giải quyết theo hướng ôn hòa. Trong trường hợp không thể hòa giải, chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng tại Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đương sự.

1.3. Luật sư tranh tụng tại tòa:

Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín sẽ hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trong suốt thời gian có vụ việc tranh chấp, bao gồm:

  • Tư vấn thủ tục, thời hiệu và điều kiện khởi kiện, soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi cơ quan này có những quyết định làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại Tòa án các cấp.
  1. TƯ VẤN DOANH NGHIỆP – THƯƠNG MẠI

2.1. Tư vấn luật Doanh nghiệp – thương mại

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín đã và đang là địa chỉ tư vấn Luật doanh nghiệp – thương mại uy tín hàng đầu cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên phạm vi cả nước.

Chúng tôi hiểu một khi có nhiểu loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép hoạt động và quy mô thị trường mở rộng như hiện nay, thì việc tư vấn luật doanh nghiệp – thương mại để đưa doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tuân theo quy định của pháp luật là điều vô cùng quan trọng.

Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn Luật doanh nghiệp – thương mại với nhiều nội dung:

  • Tư vấn về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
  • Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Tư vấn thay đổi/ bổ sung ngành nghề kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi/bổ sung thành viên góp vốn, …
  • Tư vấn soạn thảo quy chế, điều lệ công ty.
  • Giải đáp pháp lý cho doanh nghiệp về lao động, thuế, hợp đồng, đầu tư.
  • Tư vấn, soạn thảo, xem xét hợp đồng và các văn bản pháp lý khác.
  • Tư vấn liên quan đến chia, tách, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
  • Điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề.
  • Tổ chức mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Xúc tiến thương mại và đại diện thương nhân, hoạt động đại lý, uỷ thác thương mại.
  • Quảng cáo thương mại, đấu giá, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ, nhượng quyền thương mại.

Và nhiều nội dung khác liên qua đến luật doanh nghiệp – thương mại theo yêu cầu của quý khách.

2.2. Thành lập Doanh nghiệp và giả thể Doanh nghiệp

Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín chuyên tư vấn các quy định, thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp một cách nhanh chóng, rõ ràng và hiệu quả.

Đến với chúng tôi là bạn đang đến với những luật sư giỏi, uyên thâm và dạn dày kinh nghiệm, cam kết bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình và hỗ trợ làm thủ tục trong thời gian ngắn nhất.

Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín sẽ giải đáp mọi vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp cho quý khách với những nội dung tiêu biểu như:

  1. Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Các nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp tiêu biểu như:

Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp, hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh.

Tư vấn soạn thảo điều lệ doanh nghiệp, quy định tổ chức quản lý nội bộ.

Tư vấn giải pháp pháp lý về thuế, hợp đồng, đầu tư.

Và bất cứ thắc mắc nào của quý khách liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ sẽ được nêu rõ khi tư vấn, tùy theo loại hình doanh nghiệp mà quý khách muốn thành lập.

  1. Tư vấn giải thể doanh nghiệp

Liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp, Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín chuyên tư vấn các nội dung như:

Tư vấn về quyết định giải thể doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Tư vấn việc hủy con dấu và khóa mã số thuế.

Hỗ trợ thực hiện thủ tục hoàn thành các nghĩa vụ khác với cơ quan Nhà nước.

2.3. Thủ tục đầu tư và giấy phép đầu tư

Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín cam kết tư vấn và hỗ trợ việc thực hiện các thủ tục đầu tư và giấy phép đầu tư cho khách hàng một cách tiết kiệm thời gian và dễ dàng thực hiện nhất.

Chúng tôi hiểu việc thay đổi và cập nhật thường xuyên trong chủ trương, chính sách của Nhà nước về thủ tục đầu tư và giấy phép đầu tư đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín cung cấp nhiều dịch vụ về thủ tục đầu tư và giấy phép đầu tư bao gồm:

  1. Tư vấn pháp lý về cấp giấy phép đầu tư dự án
  • Tư vấn hình thức đầu tư: Tư vấn hình thức đầu tư phù hợp với khả năng và nguồn lực của khách hàng, đưa ra phương án có lợi trong cả hiện tại và tương lai sau này.
  • Tư vấn các ưu đãi đầu tư: tư vấn và hỗ trợ việc thực hiện các thủ tục theo quy định để nhà đầu tư có thể hưởng quyền và lợi ích từ các ưu đãi của Nhà nước Việt Nam.
  • Tư vấn ngành nghề kinh doanh: tư vấn về tiềm năng và điều kiện của các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khả thi cho khách hàng.
  • Nhân sự: nhà đầu tư sẽ được tư vấn về trình độ lực lượng lao động, mức lương hiện hành, các chế độ, chính sách cho người lao động.
  • Bảo vệ quyền và sở hữu trí tuệ: chũng tôi tư vấn soạn thảo tài liệu, hỗ trợ thực hiện các thủ tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong việc bảo vệ quyền và sở hữu trí tuệ cho nhà đầu tư.
  1. Tư vấn hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư.
  • Xây dựng hồ sơ đăng ký đầu tư.
  • Tư vấn nội dung các tài liệu liên quan đến dự án.
  • Thay mặt nhà đầu tư đàm phán với đối tác về hồ sơ và các vấn đề pháp lý.
  • Thay mặt nhà đầu tư giải trình với cơ quan Nhà nước để được hưởng ưu đãi tối ưu cho dự án đầu tư.
  1. Hỗ trợ pháp lý sau thành lập dự án.
  • Tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Cập nhật và tưu các vấn đề liên quan đến quyết định mới của luật pháp về đầu tư.

2.4. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là một trong những thủ tục pháp lý phức tạp mà đội ngũ luật sư tại Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín chúng tôi thường xuyên thụ lý giải quyết một cách hiệu quả, chắc chắn và cẩn trọng, bởi chúng tôi hiểu vấn đề tranh chấp kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của khách hàng.

Để giải quyết tranh chấp kinh doanh, Công ty luật TNHH Ánh Trọng Tín ưu tiên phương án hòa giải, đưa ra giải pháp tích cực nhất sau khi đã tìm hiểu, phân tích toàn diện vấn đề.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh

  • Hướng dẫn và tư vấn trình tự, thủ tục, thời hiệu và điều kiện khởi kiện  giải quyết tranh chấp kinh doanh.
  • Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng khi cơ quan này ban hành những quy định, thủ tục gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Điều tra, thu thập và kiểm tra chứng cứ tài liệu để trình trước Tòa án.
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan đến vấn đề tranh chấp kinh doanh cho đương sự.
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.