Kế hoạch tài chính trong Doanh nghiệp và ý nghĩa của bản kế hoach tài chính

Lập kế hoach tài chính là bước khởi đầu, bảo đảm thực thi đúng nguyên tắc kế hoạch hóa (P-D-C-A) trong quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm thiết lập các mục tiêu chủ yếu của quản trị tài chính và phân định trách nhiệm của từng cấp quản lý – điều hành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính là một bản kế hoạch thành phần trọng yếu của bản kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tài chính được thiết lập trên cơ sở dự báo, tính toán và tổng hợp từ các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, lao động – tiền lương.

Về bản chất, kế hoạch tài chính là báo cáo tài chính được dự kiến cho tương lai, là một bức tranh mô tả tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm kết thúc năm kế hoạch. Như vậy kế hoạch tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán dự kiến tại thời điểm kết thúc năm kế hoạch; Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến của năm kế hoạch; và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến của năm kế hoạch . Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tài chính bao gồm:

  • Doanh thu: tổng giá trị của hàng hóa/dịch vụ đã xuất bán cho khách hàng và được ghi nhận trên các hóa đơn bán hàng (hóa đơn giá trị gia tăng), không kể đã thu được tiền của khách hay chưa.
  • Chi phí: Biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí vật chất và hao phí alo động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo ra hàng hóa/dịch vụ
  • Thu nhập (lợi nhuận): Hiệu số giữa tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí hợp lý và hợp lệ, tính cho một chu kỳ kinh doanh.
  • Phân phối lợi nhuận: Doanh nghiệp có quyền trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ (không quá 10% lợi nhuận trước thuế). Sau khi trích nộp thuế thu nhập theo quy định, lợi nhuận được phân phối như sau: Chia cổ tức cho các cổ đông hoặc chia lợi tức cho người góp vốn; trích lập quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi,..
  • Vốn đầu tư dài hạn và đầu tư trung hạn: Nhu cầu vốn đầu tư mở rộng, nâng cấp, cải tạo, thay thế tài sản cố định và các dự án đầu tư mới của doanh nghiệp, các phương án huy động vốn đầu tư và giải pháp thực hiện.
  • Vốn lưu động: Nhu cầu vốn lưu động và các phương án huy động vốn lưu động, được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao, định mức dự trữ vật tư, hàng hóa và định mức sử dụng vốn tương ứng với từng chủng loại tài sản lưu động.

Nếu các bạn có bất kỳ vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác xin vui lòng liên hệ Hotline: 0824096999 để được giải đáp.

Trân trọng !