Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Lao Động:
Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Sau khi thử việc đạt yêu cầu thì luật buộc người sử dụng lao động phải giao kết HĐLĐ chứng tỏ : HĐ thử việc và HĐLĐ là khác nhau.
=> Nên hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.
Bảng so sánh giữ HĐ thử việc và HĐ lao động để thấy rõ hơn:
Tiêu chí | Hợp đồng thử việc | Hợp đồng lao động |
Khái niệm | Là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc | Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. |
Thời hạn hợp đồng | Điều 27 BLLĐ 2012 quy định
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; – Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. – Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác |
Tuỳ theo từng loại hợp đồng được giao kết: không xác định thời hạn, trên 12 tháng đến duới 36 tháng; |
Phạm vi giao kết hợp đồng | Không giao kết hợp đồng thử việc đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ (Điều 26 BLLĐ 2012) | Hợp đồng không thời hạn, Hợp đồng có thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (Điều 22 BLLĐ 2012) |
Nội dung | – Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; – Công việc và địa điểm làm việc; – Thời hạn của hợp đồng lao động; – Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; – Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; – Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; (Theo điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 BLLĐ 2012) |
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;- – Công việc và địa điểm làm việc; – Thời hạn của hợp đồng lao động; – Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; – Chế độ nâng bậc, nâng lương; – Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; – Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; – Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; – Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. (Điều 23 BLLĐ 2012) |
Hình thức | Không bắt buộc lập thành văn bản | Văn bản |
Lương | Không thấp hơn 85% mức lương của công việc (Điều 28 BLLĐ 2012) | Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu >> Tiền lương không được thấp hơn mức tối thiểu vùng |
Số lần giao kết hợp đồng | 01 lần | Khi HĐLĐ xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì:
– HĐLĐ xác định thời hạn ban đầu trở thành HĐ không xác định thời hạn – Loại HĐ còn lại nêu trên trở thanh HĐ XĐTH với thời hạn 24 tháng CHÚ Ý: Chỉ được giao kết tối đa 2 lần đối với HĐXĐ thời hạn sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. |
Chấm dứt hợp đồng | Hết thời gian thử việc hoặc trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước | Hết thời hạn trong hợp đồng, các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 37, Điều 38 BLLĐ 2012 |
Nếu các bạn có bất kỳ vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác xin vui lòng liên hệ Hotline: 0824096999 để được giải đáp.
Trân trọng !