Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước có chức năng tổ chức việc thi hành các bản án, quyết định dân sự. Hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của xã hội, công dân đối với phán quyết của toà án, trọng tài.
Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 được ban hành đã tạo cơ sở pháp lí cho việc xây dựng hệ thống tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn quốc. Từ đó cho đến nay, các cơ quan thi hành án dân sự là các cơ quan nhà nước chuyên trách thực hiện quyền lực của Nhà nước trong việc thi hành các bản án, quyết định dân sự.
Theo các điều tù Điều 13 đến Điều 16 Luật thi hành án dân sự năm 2014, hoạt động của các cơ quan thi hành án chịu sự quản lí, chỉ đạo thống nhất, tập trung của Chính phủ và Bộ tư pháp và bảo đảm sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân các cấp. Mặc dù, các cơ quan thi hành án chịu sự chỉ đạo, quản lí thống nhất của các cơ quan quản lí thi hành án theo ngành dọc, cơ quản lí công tác thi hành án ở địa phương nhưng hoạt động của các cơ quan thi hành án có tính độc lập tương đối nhằm bảo đảm nghiêm chỉnh thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định của trọng tài và quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh (gọi chung là bản án, quyết định được thi hành).
Cơ cấu tổ chức của cơ quan thi hành án dân sự gồm có:
- a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
- b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
- c) Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự.
Nếu các bạn có bất kỳ vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác xin vui lòng liên hệ Hotline: 0824096999 để được giải đáp.
Trân trọng !