Khai và nộp lệ phí môn bài
Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi được thành lập, doanh nghiệp của bạn có nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục khai và nộp lệ phí môn bài như sau:
Bước 1: Trước tiên, doanh nghiệp phải lập tờ khai lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng phẩn mểm khai thuế HTKK để thực hiện khai tờ khai thuế môn bài rồi kết xuất, sau đó đăng tải lên trang điện tử của Cục thuế.
Trong nội dung của tờ khai này, doanh nghiệp phải xác định số tiền lệ phí môn bài mà doanh nghiệp mình mới thành lập phải nộp là bao nhiêu, cụ thể:
– Nếu doanh nghiệp có vốn điểu lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng (căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) thì mức thu lệ phí môn bài được áp dụng là 3.000.000 VNĐ/năm;
– Nếu doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống (căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) thì mức thu lệ phí môn bài được áp dụng là 2.000.000 VNĐ/ nám; và
– Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (các hiện diện thương mại) thì mức thu lệ phí môn bài áp dụng cho các hiện diện thương mại này là 1.000.000 VNĐ/năm.
Mức lệ phí môn bài mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp trong năm dương lịch đầu tiên sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào thời gian doanh nghiệp được thành lập. Theo đó, đối với những doanh nghiệp được thành lập trong 6 tháng đầu năm thì phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp được thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm thì doanh nghiệp chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.
Bước 2: Doanh nghiệp viết giầy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.
Bước 3: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu chính thức hoạt động, doanh nghiệp phải tiến hành nộp các giấy tờ chuẩn bị tại các bước nêu trên tại cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp mình.
Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập nhưng chưa chính thức đi vào hoạt động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành khai và nộp các giấy tờ nêu trên tại cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp của mình.
Bước 4: Nộp lệ phí trước bạ vào Kho bạc nhà nước tương ứng với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp. Thời hạn nộp lệ phí môn bài đổng thời cũng tương ứng với thời hạn nêu tại Bước 3, tức chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đẩu chính thức hoạt động hoặc chậm nhất là ngày thứ 30 kể từ ngày được cẫp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Treo bảng hiệu công ty
Cùng với việc chuẩn bị hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế, doanh nghiệp phải treo biển công ty với các thông tin cơ bản đầy đủ của doanh nghiệp. Việc treo biển là bắt buộc. Nếu doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện… sẽ bị phạt tiền.
Mua chữ ký số điện tử
Thủ tục đăng ký chữ ký số tại mỗi đơn vị cung cấp sẽ có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên hồ sơ đăng ký cơ bản sẽ có những giấy tờ sau:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động (bản sao công chứng)
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp (bản sao công chứng)
– CMND của người đại diện pháp luật doanh nghiệp (bản sao)
Chỉ với 3 giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục đăng ký sử dụng chữ ký số. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp cần nộp đến các đơn vị cung cấp chữ ký số đã lựa chọn để tiến hành các bước tiếp theo. Trước khi giao dịch nộp thuế, doanh nghiệp phải đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận thì mới có thể sử dụng.
Mở tài khoản công ty và thông báo số tài khoản ngân hàng
Mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập đều cần có ít nhất một tài khoản ngân hàng để tích hợp nộp thuế điện tử hoặc thuận lợi cho giao dịch. Đặc biệt, hiện nay pháp luật quy định đối với các giao dịch của doanh nghiệp trên 20 triệu đồng đều phải thông qua chuyển khoản. Nếu doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện muộn thủ tục này sẽ phải chịu phạt như đối với thủ tục không kê khai thông tin thuế. Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng lên Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tốt nhất là trong vòng 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản. Việc này giúp cơ quan quản lý nắm thông tin và dễ dàng hơn trong kiểm soát các giao dịch phát sinh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng để giao dịch. Nhưng một tài khoản chỉ dùng cho một công ty, không dùng cho nhiều công ty khác.
Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Các doanh nghiệp mới đều được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hình thức hóa đơn giấy. Có 2 loại hóa đơn doanh nghiệp cần quan tâm sau khi thành lập, đó là hóa đơn GTGT (hay còn gọi là hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp, đều có thể sử dụng dưới 2 hình thức trên.
Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn muốn phát hành sử dụng hóa đơn giấy thì phải soạn công văn xin đặt in hóa đơn lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Cơ quan này đồng ý thì doanh nghiệp mới liên hệ đơn vị in hóa đơn để chọn mẫu, in và phát hành được. Dù sử dụng loại hóa đơn nào thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn và chỉ được sử dụng sau khi có sự chấp thuận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Hồ sơ đăng ký phát hành hóa đơn bao gồm:
– Quyết định sử dụng hóa đơn
– Thông báo phát hành hóa đơn
– Hóa đơn mẫu
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi.
Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Hotline: 0824096999 hoặc gửi vào Email: vplsanhtrongtin@gmail.com để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!