Bảo quản tài sản thi hành án dân sự là gì? Các trường hợp đình chỉ thi hành án dân sự

Bảo quản tài sản thi hành án dân sự

Bảo quản tài sàn thi hành án là rất quan trọng vì sẽ giữ được giá trị tài sản, tránh việc mất mát, hư hỏng tài sản, từ đó bảo đảm được cả quyền lợi của người được thi hành án và người phải thi hành án.

Trường hợp tài sản được giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật thi hành án dân sự thì người được giao bảo quản tài sản được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quàn tài sản. Thù lao và chi phí bào quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 58 Luật thi hành án dân sự, người được giao bảo quản tài sản có trách nhiệm bảo quản tài sản, không để thất lạc, mất mát hoặc hư hỏng và chỉ được khai thác, sử dụng tài sản trong trường hợp được cơ quan thi hành án dân sự cho phép theo quy định của pháp luật. Nếu người được giao bảo quản tài sản có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đình chỉ thi hành án dân sự

Đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định ngừng hẳn việc thi hành án dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định. Việc đình chỉ thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật thi hành án dân sự.

Căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự đó là:

– Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế.

– Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyên và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế.+ Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự đình chỉ Thi hành án một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi.

Hậu quả pháp lí của đình chỉ thi hành án dân sự:

– Sau khi có quyết định đình chỉ thi hành án, các hoạt động Thi hành án dân sự được ngừng lại hẳn.

– Trường hợp quyết định đình chi thi hành án do bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ thì các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của việc đã thi hành bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định bị huỷ.

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới

Hotline: 0824096999 hoặc gửi vào Email: vplsanhtrongtin@gmail.com để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.

 

Xin chân thành cảm ơn!

 

Trân trọng.